Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh đến năm 2030. Hãy cùng Banggiadatnen.com tìm hiểu ngay thông tin mới nhất Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh đến năm 2030.
Tổng quan Huyện Bến Cầu
Huyện Bến Cầu nằm ở phía nam tỉnh Tây Ninh, tọa lạc ngay địa lý:
- Phía đông giáp huyện Gò Dầu
- Phía tây và tây nam giáp tỉnh Svay Rieng của Campuchia
- Phía nam giáp thị xã Trảng Bàng
- Phía bắc giáp huyện Châu Thành.
Huyện Bến Cầu có tổng diện tích 264 km², dân số năm 2019 là 69.849 người, tỷ lệ dân số đạt 265 người/km².
Huyện lỵ là thị trấn Bến Cầu nằm trên TL 786, cách Thành phố Tây Ninh khoảng 30 km về phía nam và cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài khoảng 6 km về phía bắc. Sông Vàm Cỏ Đông chảy vào địa phận Bến Cầu tại xã Long Chữ, chảy theo rìa phía đông của xã Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh rồi chảy qua thị xã Trảng Bàng về tỉnh Long An. Các chi lưu sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn huyện như rạch Gò Suối, rạch Xóm Khách, Rạch Bảo,… vừa là dòng chảy dẫn nước trong vùng, vừa làm ranh giới tự nhiên của một vài xã trong huyện.
Huyện Bến Cầu có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Bến Cầu (huyện lỵ) và 8 xã: An Thạnh, Lợi Thuận, Long Chữ, Long Giang, Long Khánh, Long Phước, Long Thuận, Tiên Thuận.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Bến Cầu
Về quy hoạch, ngày 27/12/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Quyết định số 64/2012/QĐ-UBND Phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Huyện Bến Cầu là một huyện thuộc tỉnh Tây Ninh, vậy nên, quy hoạch huyện Bến Cầu được thể hiện trong bản đồ quy hoạch xây dựng tỉnh Tây Ninh.
Phát triển kinh tế – xã hội toàn diện, khai thác có lợi mối quan hệ ngoại vùng, các ưu thế về kinh tế cửa khẩu, công nghiệp, du lịch, năng lượng, khoáng sản, du lịch, nông lâm nghiệp, văn hóa, sinh thái và cảnh quan.
Trở thành vùng giữ vị thế cửa ngõ hướng ra Cam-pu-chia, liên kết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có ý nghĩa đặc thù quan trọng về an ninh, quốc phòng của cả nước.
Điểm dân cư nông thôn gắn với vùng khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; vùng sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, các chợ, đầu mối giao thông, dân cư nông thôn dân tộc truyền thống cổ truyền kết hợp làm du lịch, các vùng kinh tế quốc phòng, đồn, trạm biên phòng.